Ý nghĩa của việc chống rung thiết bị trong các hệ thống âm thanh
Trong một hệ thống âm thanh, đặc biệt là những dàn máy hi-end cao cấp, việc chống rung, cách nhiễu cho các thiết bị luôn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo toàn chất lượng và gìn giữ giá trị âm thanh vốn có của hệ thống này.
Trên thực tế, công tác chống rung được thực hiện càng tốt và triệt để thì hệ thống âm thanh càng tiến tới gần hơn giới hạn trình diễn tốt nhất của nó. Những cải thiện rõ rệt sẽ được thể hiện ở các khía cạnh như nền âm có độ tĩnh cao, âm trường rộng, thoát đạt và sắc nét trong khi chất âm sẽ trở nên trong trẻo, sạch sẽ và giàu chi tiết hơn.
Về lý thuyết, những rung chấn không mong muốn xuất hiện trên các thiết bị âm thanh thường đến từ 2 nguồn khác nhau là từ môi trường ngoài và từ những phát sinh nội tại trong chính thiết bị ấy. Đáng nói hơn, phần lớn những dao động bất lợi không đến từ những xâm nhập bên ngoài mà sinh ra chủ yếu từ các hoạt động của thiết bị. Do đó, việc chúng ta cố gắng đặt thiết bị vào những môi trường, vị trí bằng phẳng, chắc chắn, có độ ổn định cao là hoàn toàn chưa đủ và không triệt để, dẫn đến hiệu quả chống rung thu được thường chỉ rất thấp.
Do đặc tính hoạt động của các thiết bị luôn tự phát sinh rất nhiều rung chấn không cần thiết, có tác động xấu đến âm thanh nên việc sử dụng thêm các phụ kiện bổ trợ nhằm kiểm soát, kìm hãm và triệt tiêu các rung động này là điều thực sự nên làm với những ai muốn ổn định chất lượng âm thanh, khai thác được tối đa giá trị của dàn máy.
Một hệ thống âm thanh sẽ gồm các thành phần cơ bản như nguồn phát, khuếch đại, loa, dây dẫn và nguồn điện. Ở đây, mỗi loại thiết bị với đặc tính hoạt động khác nhau sẽ có cơ chế phát sinh rung động riêng. Ở phần nguồn phát, thông thường là các đầu CD, music server, mâm đĩa than... thì cơ chế quay của mâm đĩa, ổ đĩa CD hay ổ đĩa cứng chính là tác nhân chủ yếu tạo ra những dao động không mong muốn. Ngoài ra, phần động cơ và hệ thống truyền động đến ổ đĩa cũng sẽ góp phần gây ra không ít những rung chấn trong quá trình hoạt động.
Với các bộ khuếch đại, hoạt động của các khối biến áp cỡ lớn là nguyên nhân chính phát sinh rung động, điều tương tự cũng xãy ra với các thiết bị cấp nguồn điện cho hệ thống. Trong khi đó, thiết bị phát sinh nhiều chấn động nhất trong hệ thống có lẽ là loa, nguyên lý hoạt động sử dụng giao động của driver để tạo ra âm thanh khiến cho quá trình hoạt động của loa tạo ra rất nhiều rung chấn, bên cạnh đó, đặc điểm cấu trúc thùng cũng là nguyên nhân tạo ra rất nhiều rung chấn cộng hưởng kéo theo. Không chỉ dừng lại ở đó, chính bản thân sóng âm thanh từ loa tác động lên bề mặt các thiết bị khác và cả chính nó cũng vô hình sinh ra những giao động tuy nhỏ nhưng rất không có lợi cho việc tái tạo âm thanh.
Những rung chấn trên thiết bị sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các mạch tín hiệu vốn rất nhạy cảm và ngay lập tức gây ra những sai khác về tần số, pha và cả cường độ. Với loa, thậm chí mọi chuyện còn tồi tệ hơn khi người nghe có thể cảm thấy rõ âm thanh bị nhòe đi, vẩn đục và mất hẳn chi tiết. Phương án xử lý tối ưu cho những ảnh hưởng xấu của rung động đến chất lượng âm thanh chính là sử dụng các phụ kiện chống rung, thường được gọi là chân chóng rung, được dùng để kê dưới máy móc, loa, thiết bị điện hay thậm chí là dây dẫn. Nguyên lý của các phụ kiện chống rông là sử dụng các cơ cấu như bi lăn, ổ đỡ, con lắc hoặc thậm chí kết hợp giữa nhiều cơ cấu với nhau, các cấu trúc dao động độc đáo này sẽ biến đổi năng lượng cơ học của chấn động thành nhiệt năng và triệt thoát chún hoàn toàn. Cấu trúc truyền động đặc biệt cũng giúp một phần đáng kể chấn động được phân tán xuống nền, tránh được sự gia tăng rung động do cộng hưởng.
Không dừng lại ở đó, những phụ kiện chống rung đôi khi còn đóng vai trò như một bức tường cách nhiễu giữa thiết bị và môi trường, đặc biệt là với dây dẫn, phần luôn "bò" dưới nền và rất dễ chịu tác động của các yếu tốt nhiễu. Một phương án tối ưu và toàn diện trong việc xử lý rung chấn cho thiết bị chính là bộ phụ kiện Sort System của Nordost với đầy đủ cả 2 chủng loại cần thiết gồm chân chống rung gắn cố định (Sort Fut), chân kê chống rung (Sort Kone) và kê chống nhiễu cho dây dẫn (Sort Lift).
Sort Fut thường được dùng gắn trực tiếp và đế loa cột hoặc chân loa bookshelf, người dùng cũng có thể sử dụng nó với máy móc hoặc kệ máy audio. Trong khi đó, chân kê Sort Kone có tới 4 dòng AC, AS, BC và TC chủ yếu được dùng để kê chống rung cho máy. Với việc cách nhiễu cho dây dẫn, Sort Lift sẽ được kê vào theo kiểu bắc cầu với khoảng cách từ 0,5m đến 1m cho mỗi chiếc, cách ly dân dẫn với nền đất.
Link tham khảo sản phẩm : http://audiohoanghai.com/tim?q=nordost+sort
Thảo luận về Ý nghĩa của việc chống rung thiết bị trong các hệ thống âm thanh