Tìm hiểu về bộ phân tần của loa? Sự khác nhau giữa bộ phân tần chủ động và bị động | Audio Hoàng Hải

Cùng Audio Hoàng Hải tìm hiểu về bộ phân tần của loa? Sự khác nhau giữa bộ phân tần chủ động và bị động qua bài viết dưới đây.

Củ loa midrange kim cương lớn nhất thế giới của Tidal La Assoluta

1. Bộ phân tần là gì? 

Chức năng của bộ phân tần là lấy tín hiệu âm thanh của toàn dải chia thành các phần tần số thấp, trung và cao sau đó phân phối từng thành phần phù hợp cho từng loa trong hệ thống để tái tạo chính xác.

Toàn bộ dải tần số hoàn chỉnh

Tần số thấp

 

Tần số trung 

Tần số cao

 

Tần số cao

2.Tại sao bộ phân tần được sử dụng?

Nhiều loa có thuộc tính khác nhau như hình dáng, kích thước và chất liệu tạo nên do đó sẽ phù hợp với tần số nhất định. Việc sử dụng bộ phân tần cho phép kiểm soát cho tần số đi đến loa phù hợp để tai tạo chính xác, khi các loa hoạt động sẽ tạo nên âm thanh kết hợp tốt nhất và tái tạo đầy đủ các tần số trong dải tần đến một loa bất kể thiết kế loa đó có vấn đề. 

 

Mỗi loa khi được thiết kế ra chỉ để tái tạo chính xác tần số trong một số phạm vi nhất định, nếu tần số được gửi đến loa mà không nằm trong phạm vi đó sẽ lãng phí khả năng của loa và đưa ra âm thanh không chính xác. Hơn nữa việc gửi tần số thấp đến loa có tần số cao có thể dẫn đến hỏng hóc loa. Tất cả những điều đó là lý do cần phải sử dụng bộ phân tần trong loa. 

3. Phân loại các dòng loa

3.1 Loa Subwoofer 

Loa subwoofer hay còn gọi là loa siêu trầm được thiết kế để tái tạo tần số thấp. Bạn cần có một loa với màng loa lớn với khả năng chuyển động lớn. 

Loa Subwoofer âm tường 1000 IWSUB Utopia

 

3.2 Loa Woofer
Loa woofer có cấu tạo giống  subwoofer nhưng nó thường nhỏ hơn và khả năng chuyển động ít mạnh hơn, thường được sử dụng để tái tạo các tần số từ low midrange cho tới high midrange

Loa Bookshelf Focal Kanta Nº1 phiên bản màu Gauloise Blue

3.3. Loa Tweeter
Loa tweeter hay còn được gọi là loa treble được thiết kế để tái tạo những tần số âm thanh cao, những dòng loa cao cấp sở hữu driver bằng kim cương như Tidal La Assoluta có thể tái tạo lên tới 200 kHz. Một con số vô cùng ấn tượng phải không. 

4.Cách sử dụng bộ phân tần phổ biến

Có hai cách sử dụng phổ biến của bộ phân tần là thùng loa đa chiều và thùng loa nhiều ngăn 

4.1 Thùng loa đa chiều
Một thùng loa cơ bản thường chứa từ hai loại loa trở lên gồm woofer và tweeter.  Loa tweeter tái tạo tần số cao, woofer tái tạo tần số từ low đến mid-range. Đối với loa ba đường tiếng loa woofer đảm nhiệm âm trầm, một loa woofer nhỏ hơn tái tạo dải trung và loa tweeter còn lại phụ trách dải tần số cao.  Lưu ý rằng loa 3 đường tiếng sẽ có thể có nhiều hơn 3 loa trong cùng một thùng, điển hình như cấu tạo của những loa đứng sàn high end hiện nay. 

4.2 Hệ thống loa nhiều thùng hoặc nhiều ngăn.
Hệ thống được kết hợp từ một loa subwoofer độc lập và 1 loa chính toàn dải gồm 2 đến 3 đường tiếng trở le , sử dụng một amplifier 2 kênh để phân bổ tần số, bộ lọc low pass cho âm thanh đi đến subwoofer và bộ lọc high pass ở kênh còn lại đảm nhiệm vai trò tái tạo tần số trung âm mid-range và âm cao. 

5. Cách thiết lập bộ phân tần cơ bản

Có hai thông số thiết lập bộ phân tần cơ bản cần chú ý là tần số cắt và độ dốc như ở ảnh trên là High Pass đang cắt ở tần số 80Hz và độ dốc là -3dB

 

Hay như trường hợp dưới đây là chúng ta có thể thấy độ dốc 6db/ quãng tám và 24db/ quãng tám khác nhau nhiều như thế nào.

Các độ dốc thường được sử dụng hiện nay thường được cài đăt ở bộ phân tần là khoảng từ 12 - 18 - 24 dB trên mỗi quãng tám. Bộ phân tần là sự kết hợp giữa bộ lọc high pass và bộ lọc low pass, mỗi tần số có tần số cắt và độ dốc riêng. Và điểm phân tần chính là điểm giao nhau giữa bộ lọc high pass và low pass.

6. Bộ phân tần chủ động và thụ động 

6.1 Bộ phân tần thụ động 

Được đặt giữa loa và amplifier, bộ phân tần thủ động sẽ xử lý tín hiệu mức loa ở công suất cao hơn rất nhiều so với tín hiệu đi qua mixer. Khi sử dụng bộ phân tần thụ động nhiều loại loa được cấp nguồn bằng một amplifier sau đó đi qua bộ phân tần tạo thành từ các tụ điện và cuộn cảm sau đó phân phối từng dải tần đến loa. Chúng ta có thể tìm thấy bộ phân tần thụ động ở vỏ loa với những thiết kế với loa hoạt động đặc biệt.

 

6.2 Bộ phân tần chủ động

Được đặt trước power amplifier, bộ phân tần chủ động xử lý tín hiệu mức với các thành phần điện, DSP, hay tín hiệu digital bằng cách yêu cầu mỗi kênh khuếch đại riêng biệt cho từng loa. 

 

Ở một số phối ghép đặc biệt chúng ta còn có thể tìm thấy hệ thống phối ghép có kết hợp giữa bộ phân tần chủ động kết hợp với loa có bộ phân tần thụ động. 

 
 
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu thêm về bộ phân tần, chức năng của bộ phân tần và những kiến thức xoay quanh bộ phân tần trong hệ thống âm thanh Hifi và High End. Hãy luôn theo dõi trang web của Audio Hoàng Hải để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích nhé.

______________________

Audio Hoàng Hải - Chuyên phân phối âm thanh Hi-end chính hãng

Địa chỉ: 23D Hai Bà Trưng - Hoàn Kiếm - Hà Nội

Giờ mở cửa: 8h30 - 18h30 từ Thứ Hai - Chủ Nhật 



Chia sẻ bài viết này:

Thảo luận về Tìm hiểu về bộ phân tần của loa? Sự khác nhau giữa bộ phân tần chủ động và bị động | Audio Hoàng Hải

avatar
x