Nếu muốn nghe những âm thanh “lộng lẫy” từ một bản thu âm stereo như thông tin chi tiết về địa điểm thu âm ban đầu, cảm quan về độ mở của không gian, chiều sâu và chiều rộng của âm hình, vị trí và tiêu điểm của nhạc cụ... bạn không chỉ cần những thiết bị hi-end tốt mà còn phải thiết lập hệ thống trong phòng nghe một cách cẩn thận và hợp lý nhất.
Tạo một con đường sạch từ loa đến tai người nghe
Cảm nhận về âm thanh nổi phụ thuộc vào sự tinh tế và đặc biệt là sự xuất hiện âm thanh trực tiếp cũng như âm thanh phản hồi đến ngay sau đó. Âm thanh đến sau đóng một vai trò tổng quát đối với những gì bạn đang nghe nhưng chúng lại không quan trọng trong âm thanh nổi bằng “hiệu ứng đến trước” (âm thanh đến sau được coi là không quan trọng bởi tai / não quyết định thông tin về không gian và vị trí). Bây giờ các bạn đã hiểu ý chúng tôi về “con đường sạch”? Bạn không cần bất cứ thứ gì trên sàn nhà hoặc bất cứ thứ gì khác gần với con đường từ loa đến vị trí bạn ngồi nghe nhạc. Sàn và trần phòng nghe cần phải phẳng và nhẵn bởi phản xạ tần số cao nhờ đó sẽ được giảm thiểu tồi đa. Nếu trần nhà không cao lắm, sẽ tốt hơn nếu nó được làm bằng vật mềm và nhẵn. Vấn đề ở đây là những vật liêu gồ ghề, như các thiết bị, đồ nội thất sẽ khiến âm thanh phân tán không đồng đều.
Đây là một nguyên nhân khiến hiệu ứng stereo bị mờ và không thể có được màn trình diễn lý tưởng. Một người bạn trong phòng test đã yêu cầu tôi nhắm mắt để thử nghiệm sự thay đổi của âm thanh stereo khi có vật cản tác động phía trước. Khi nhạc cất lên, tôi cảm nhận sự thay đổi khá rõ, âm thanh nổi phát ra từng phần, trở nên mất tập trung và cảm giác không gian bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau đó người bạn nói tôi mở mắt ra.
Dẹp bỏ các đồ vật bên cạnh bạn, sử dụng ghế có tựa lưng thấp
Bởi nếu không, rất nhiều tần số cao sẽ bị phân tán trước khi đến được chỗ bạn, hay nói một cách khác tường sau của phòng nghe nên thiết kế các vật liệu hoặc phụ kiện hút âm. Nhưng dùng một chiếc ghế thấp vẫn là tốt nhất. Hãy thử đi! Bạn sẽ phải ngạc nhiên vì hệ thống của mình sẽ phát ra âm thanh hay hơn rất nhiều.
Quy tắc đối xứng
Vì vậy tốt hơn hết là nên thiết lập toàn bộ hệ thống càng đối xứng càng tốt ngay từ đầu. Như mọi khi, phòng DSP hiệu chỉnh hoạt động tốt nhất khi có đỉnh và độ võng của tần số đáp ứng thấp hơn và ít khắt khe hơn để có thể hiệu chỉnh (một ngoại lệ là sự hiệu chỉnh âm bass rất rộng, rất hữu ích trong thực tế). Một phần nhiệm vụ đối xứng thuộc về bạn, đó là giúp hai loa cách đều nhau. Nhìn chung, mọi người đều làm điều này, nhưng họ lại không làm nó một cách đầy đủ và cẩn thận. Chúng ta hãy xem sơ qua các con số.
Mọi người có thể nghe thấy sự khác biệt về thời gian giữa hai tai khoảng 1/100.000 giây. Nhưng chúng ta hãy giữ quan điểm bảo thủ và cho nó chỉ là 1/50.000 giây. Âm thanh sẽ đi xa đến mức nào trong 1/50.000 giây? Vâng, một phần nghìn giây (1/1000 giây) là khoảng một bước chân. Vì vậy, 1/50.000 là khoảng 12/50.000 feet, nghĩa là khoảng một phần tư inch. Vì vậy, nếu bạn muốn có được đôi loa có hiệu ứng stereo, bạn cần phải có một khoảng cách phù hợp với chúng trong vòng một phần tư inch. Thời gian chính là một thước đo! Đánh dấu tại chỗ và giữ ở đó.
Ngồi gần loa của bạn
Sẽ luôn có một số âm thanh đến sớm mà bạn thực sự không mong muốn. Vì vậy hãy thử khiến chúng đối xứng và có biên độ nhỏ lại, nhưng chắc chắn sẽ có một số giới hạn. Cách để giảm thiểu hiệu ứng của chúng đó là bạn hãy làm cho sự xuất hiện âm thanh trực tiếp đến sớm nhất có thể. Ngồi gần loa chính là cách bạn thực hiện điều này. Tất nhiên, bạn cũng không thể ngồi quá gần, bởi hầu hết các loa phụ thuộc vào một khoảng cách nhất định đối với độ chính xác của các củ loa.
Và trong chừng mực nào đó, bạn cần một khoảng cách để tránh nghe những rung động cực nhỏ vì điều đó có thể làm cho loa hiển hiện rõ hơn nguồn nhạc phát ra. Nhưng bạn sẽ có được âm thanh nổi tốt nhất nếu bạn ngồi gần những điểm tương đối hợp lý. Nhiều người ngồi quá xa và tận cuối phòng do liên quan đến việc phòng nghe nhạc quá dài. Ngồi gần loa hơn sẽ thay đổi tỷ lệ phản xạ âm thanh trực tiếp. Bạn cũng nên ngồi cách xa bức tường phía sau lưng, và loa phải cũng phải cách xa tường phía sau chúng (trừ khi chúng được thiết kế đặt âm tường), bởi vị trí loa cũng như người nghe đặt gần tường quá sẽ gây bất lợi cho âm hình của hệ thống âm thanh stereo.
Cần một căn phòng mềm
Nhiều bản ghi âm (đĩa nhạc CD hoặc LP) được thực hiện với kỳ vọng rằng sẽ có một số âm thanh phòng được thêm vào khi nhạc phát ra. Một số ít bản ghi âm khác lại được thực hiện với kỳ vọng chúng sẽ không bị tiếng vang khi nghe. Nhưng tất cả những hiệu ứng đó không có cơ hội nếu phòng nghe của bạn quá nhỏ. Theo quan điểm của tôi, âm thanh nổi tốt nhất phải được thể hiện trong phòng RFZ (phòng không bị phản xạ âm thanh).
Trong một căn phòng như vậy, âm thanh trực tiếp đến sớm sẽ ở trong khoảng thời gian chừng mực, và sự phản xạ âm thanh sẽ sớm được hấp thụ. Sau khi bạn nghe thấy âm thanh trực tiếp, phòng nghe sẽ xuất hiện sự hỗ trợ khuếch tán âm thanh, trong đó sự phản xạ âm thanh rời rạc không phải là bằng chứng hoặc là âm thanh sẽ đến quá muộn sau khi âm thanh đầu đã đến. Kết quả là âm thanh trực tiếp được nghe rõ ràng hơn chứ không bị lẫn lộn. Dù xây dựng một phòng RFZ thực tế là một thách thức không nhỏ, nhưng bạn có thể xử lý tốt điều đó bằng cách làm một phòng nghe “mềm mại”, đặc biệt sẽ giúp tiếng treble đạt hiệu quả lớn nhất. Ngoài ra, một môi trường âm thanh mềm mại cũng sẽ đem lại những nốt nhạc hài hòa hơn.
Ngồi yên và nhắm mắt lại
Một phần của việc đối xứng đó là đặt ghế nghe nhạc đúng vị trí. Trừ khi bạn di chuyển ghế ngồi thẳng về phía trước hoặc phía sau, bạn sẽ chuyển sang vị trí bất đối xứng! Nhưng có một cách ngồi khác thực sự tinh tế và quan trọng hơn cả hiệu ứng. Đây là một chủ đề phức tạp nên tôi chỉ có thể nói một cách tổng quan. Khi bộ não xây dựng nhận thức từ dữ liệu thô trong suốt quá trình xử lý diễn ra, những gì chúng ta “nhìn thấy” hoặc “nghe” không giống như ánh sáng trong mắt hoặc âm thanh trong tai. Bởi nó chỉ là một cấu trúc tinh thần. Mà cấu trúc tinh thần đặc thù này thường bao gồm những điều đáng ngạc nhiên sau: nó sẽ sử dụng nhiều tín hiệu, nhưng nếu một tín hiệu bị mất, bộ não sẽ ghi nhận rằng nó thiếu và đơn giản tự lập trình lại để sử dụng các tín hiệu khác. Điều này nghe có vẻ như điên rồ, nhưng có một thử nghiệm trực quan đơn giản mà bạn có thể minh họa bằng nguyên tắc đó. Nhìn vào một bức ảnh bằng nhiều chất liệu ba chiều (3D) trong đó hoặc vào một bức tranh với phối cảnh mạnh, khi đó bạn sẽ nhận được một số ấn tượng của hình ảnh ba chiều. Nhưng nếu bạn nhìn chúng bằng một mắt đóng còn mắt kia nhìn qua một ống ngắn chặn phần nền và chỉ cho phép bạn xem bức tranh, sẽ có sự gia tăng đáng ngạc nhiên trong nhận thức về hình ảnh ba chiều.
Nếu bạn chưa bao giờ thử điều này, bạn sẽ khó tin rằng mắt mình có thể nhìn thấy nền xung quanh hình ảnh của bức tranh (theo cách thường nhìn vào một bức tranh), và bộ não sẽ nhận thấy một số tín hiệu về phối cảnh ba chiều đó. Nhưng não bộ cũng sẽ nhận được thông tin rằng bề mặt của bức tranh được vẽ hoặc in trên thực tế chỉ là hai chiều. Tầm nhìn hai mắt cho thấy bức tranh mập hơn và phần nền cũng cho thấy điều đó. Vì thế não đã nhận được những tín hiệu mâu thuẫn, nghĩa là nó cho phép bạn thấy một chút hình ảnh ba chiều chứ không phải tất cả. Khi bạn nhìn bằng một mắt và không nhìn thấy nền, tín hiệu đến hình ảnh trở nên mập hơn đó đã bị chặn lại. Trở lại với thế giới âm thanh, một trong những cách mà bộ não phát hiện vị trí của vật thể, hình dạng của phòng nghe, của không gian hoặc trong các thuật ngữ thính giác nói chung, đó là hơi di chuyển đầu và lưu ý những thay đổi của âm thanh. Người ta sẽ có cảm giác đột nhiên mình “chìm vào” không gian của âm thanh stereo. Có một số người chọn cách ngồi yên tuyệt đối. Điều này sẽ đưa người nghe vào một trạng thái trầm lắng, và rõ ràng rất thích hợp để nghe nhạc. Và, với tai của tôi, âm thanh stereo trở nên tốt hơn.
Cuối cùng, việc nhắm mắt lại cũng loại bỏ các dấu hiệu mà một người không thể nghe thấy trong phòng hòa nhạc hoặc ở một sân vận động, nhưng lại có thể nghe thấy từ đôi loa trong phòng nghe của bạn. Tóm lại, hãy ngồi với đôi mắt nhắm, đầu hoàn toàn tĩnh lặng, trên một chiếc ghế đặt gần loa trong một căn phòng “mềm mại” và ở vị trí đối xứng chính xác cũng như không có vật cản nào trên trục đường thẳng giữa bạn và loa. Nếu bạn làm tất cả những điều đó, tôi đảm bảo hệ thống âm thanh stereo của bạn có thể phát huy một cách tốt nhất. Chúc các bạn tìm được âm thanh stereo ưng ý nhất!
Nguồn: Nghe Nhìn Việt Nam
Thảo luận về Những bí kíp cải thiện hiệu suất cho hệ thống âm thanh mà audiophiles không thể bỏ qua