NHỮNG ĐÔI TAI THẨM ĐỊNH?
Audiophile là những người yêu âm thanh với "đôi tai thẩm định” – nghe để đánh giá chất lượng thiết bị audio bằng cách lắng nghe và phân tích – hoàn toàn khác với nghe thưởng thức.
Mục đích của nghe thẩm định không phải dành cho những trải nghiệm về âm nhạc mà để quyết định xem hệ thống hoặc thiết bị audio đó có âm thanh hay hay dở và lý do tại sao. Khi muốn kiểm chứng những gì đã nghe, người nghe nên xác định các giá trị cần được đánh giá với việc tái tạo âm thanh. Người nghe có thể sử dụng những thông tin đó để đánh giá và lựa chọn thiết bị, phối ghép nên hệ thống hoàn thiện.
Việc đánh giá dựa trên đôi tai là điều thiết yếu, bởi các thiết bị đo lường chưa đủ khả năng mô tả chất lượng trình diễn âm nhạc của các sản phẩm audio. Cơ chế nghe của con người nhạy cảm và phức tạp hơn trăm ngàn lần thiết bị kiểm định tiên tiến nhất. Dù thông số kỹ thuật là cơ sở đáng tin cậy để lựa chọn thiết bị, nhưng đôi tai mới là nhân tố phán quyết cuối cùng. Hơn nữa, sự khác biệt trong khả năng biểu đạt cảm xúc âm nhạc của mỗi thiết bị chỉ có thể cảm nhận theo cách chủ quan.
Nhiều người khi mới tiếp xúc với thiết bị tái tạo âm nhạc chất lượng cao thường đặt câu hỏi: “Dựa vào đâu để đánh giá thiết bị audio?” Đa phần tin rằng: chỉ cần dựa vào đo lường kỹ thuật là có thể đánh giá các yếu tố có liên quan đến khả năng trình diễn của sản phẩm. Nhưng thực tế không phải vậy. Nếu thiết bị đo lường làm được điều đó thì tạo sao vẫn cần những buổi nghe thẩm định nặng tính chủ quan do đôi tai người nghe quyết định?
Hơn nữa, thiết bị đo lường, kiểm tra và so sánh sản phẩm audio có xu hướng lượng hóa các yếu tố theo hai chiều: độ méo của sản phẩm, tần số đáp ứng, độ can nhiễu và một số yếu tố khác. Tuy nhiên, nghe nhạc là trải nhiệm ba chiều mà độ phức tạp của nó cao gấp nhiều lần bất kỳ tập hợp số nào (kết quả quá trình lượng hóa). Làm sao người nghe có thể biến đổi các biểu thức toán học . Vật lý ra quyết định nên chọn ampli nào? Và liệu những biểu thức phức tạp ấy có lý giải được tại sao bản nhạc đó lại có thể khiến người nghe rung động đến mức gai người. Đến thời điểm này, các thiết bị kiểm định vẫn chỉ là công cụ thô sơ, thua xa bộ não người.
Hầu hết người nghe có thể chỉ ra sự khác biệt giữa âm thanh hay âm thanh dở. Nhưng việc khám phá sản phẩm đó đạt yêu cầu về nhạc tính không, khả năng nhận biết và mô tả những điển khác biệt (dù nhỏ nhất) trong âm thanh.. đều là những kỹ năng cần rèn luyện. Giống như các kỹ năng khác, khả năng nghe thẩm định sẽ được nâng cao thông qua thực hành: nghe càng nhiều, càng có thể cảm nhận được những điểm khác biệt nhỏ trong âm thanh do hệ thống tái tạo để từ đó mô tả sự khác biệt giữa trong âm thống của mỗi loại thiết bị và lý giải nguyên do.
PHẨM CHẤT CỦA AUDIOPHILE
Âm thanh hay đồng nghĩa với thỏa mãn về cảm xúc âm nhạc được tái tạo bởi hệ thống audio. Nếu ai đó mời bạn đến nhà thưởng thức hệ thống hi-fi, bạn có thể nhận thấy anh ta là người yêu nhạc hay người mê máy (chỉ tập chung vào âm thanh nhiều hơn là âm nhạc). Nếu anh ta bật nhạc thật to, liên tục đổi đĩa và các trach nhạc rồi sau 30 giây lại vặn nhỏ để dò nhận xét nhận định của bạn, chắc hẳn đây không thể là người yêu nhạc. Ở trường hợp khác, nếu anh ta hỏi bạn thích nghe loại nhạc gì và chọn chương trình để chơi với âm lượng vừa phải rồi ngồi cùng bạn nghe trong vài chục phút, rất có thể người đó đã có những phẩm chất mà một audiophile cần có hoặc đơn giản anh ta là người rất quan tâm đến âm nhạc. Trường hợp đầu tiên, người đó muốn gây ấn tượng với bạn bằng âm thanh. Trường hợp thứ hai, người đó muốn gây ấn tượng bằng hệ thống của họ, nhưng thông qua âm nhạc chứ không phải âm thanh khiến căn phòng rung động. Đó là điểm khác biệt căn bản giữa người chơi máy và người yêu nhạc.
Có nhiều người chỉ mới nghe nhạc được một lúc đã bình phẩm ưu/nhược của hệ thống. Rất có thể họ bị tác động bởi những âm thanh nhào nhoáng từ các show room hay ở nhà một người chơi máy nào đó. Khi bạn bắt đầu nghe nhạc ở nhà người khác hoặc cửa hàng audio, không nhất thiết phải bộc lộ quan điểm của mình về âm thanh. Hãy ngồi tĩnh nặng và tập trung nghe để âm nhạc (chứ không phải âm thanh) cho bạn thấy hệ thống đó hay đến mức nào.
Khi nghe cùng với một nhóm, bạn cũng không nên bị lung lay bởi ý kiến của những người xunh quanh. Tuy nhiên, nếu họ là những người nghe giàu kỹ năng, bạn nên cố gắng hiểu những gì họ đang bàn luận. Lắng nghe những mô tả, so sánh ý kiến của họ với cảm nhận của bạn. Song cũng không nên giữ khư khư những nhận định của người khác trong đầu. Ví như trong trường hợp bạn không cảm nhận được sự khác biệt giữa hai sợi dây tín hiệu, đừng ngại nói ra điều đó. Hơn nữa, bạn cũng lên thành thực bày tỏ ý kiến khi được hỏi về hệ thống nào đó mà mình được nghe. Nếu âm thanh dở, hãy cho họ biết bạn thấy nó dở.
Bất kỳ thiết bị audio nào cũng ảnh hưởng đến tín hiệu âm thanh đi qua. Một số sản phẩm bị sai âm khi thêm thắt những đặc tính không đáng có ví như tiếng treble sạn âm bass lùng bùng. Một số thiết bị khác lại khiến cho âm thanh bị hụt, chẳng hạn một cặp loa nhỏ không thể tái tạo những tần số cực thấp. Nếu nột số âm thanh nào đó của bản nhạc không được tái tạo trọn vẹn, tiền thức từ não bộ sẽ cho bạn biết âm thanh đó thiếu những yếu tố nào gì? Song bạn vẫn có thể thưởng thức âm nhạc một cách thỏa mái. Tuy nhiên, nếu hệ thống tái tạo lại thêm một số đặc tính cho âm thanh, bạn sẽ luôn bị ám ảnh rằng những gì bạn đang nghe là sản phẩm tái tạo, không phải “đồ thật”
Một audiophile có kiến thức sâu rộng về âm nhạc và có kinh nghiệm về việc chúng được tái tạo như thế nào mới hiểu được tầm quan trọng của sự khác biệt (dù nhỏ nhất) trong việc tái tạo âm thanh của bộ dàn. Những cải thiện nhỏ có thể mang lại khác biệt khác biệt lớn trong màn hình diễn của hệ thống.
“BẪY” KHI NGHE THẨM ĐỊNH
Có một số điểm đáng quan ngại khi phát triển kỹ năng nghe thẩm định, đó là phân biệt giữa nghe thẩm định và nghe thưởng thức. Một khi đã tập trung toàn bộ tinh thần và giám định chất lượng âm thanh, bạn có thể dễ dàng quên mất lý do đã đưa mình đến thế giới của audio là âm nhạc. Điều này cũng có thể khiến bạn có thói quen không mấy dễ chịu, đó là hễ nghe nhạc là phải tập trung để đưa ra đánh giá xem đúngsai về âm thanh. Trong khi đó, thiết bị hi-end thường có màn trình diễn tốt đến mức người không cảm thấy sự hiện diện của các thiết bị phần cứng. Khi nghe nhạc để thưởng thức, người nghe thường không để ý đến thiết bị và quên việc nghe đánh giá. Chỉ nên chuyển sang trạng thái nghe thẩm định khi người nghe cần quyết định lựa chọn sản phẩm hoặc luyện nghe để trở thành người nghe tinh. Một audiophile có bản lĩnh thường xuyên xác định được ranh giới giữa nghe thẩm định và nghe thưởng thức và biết khi nào nên vượt qua ranh giới đó.
Khi chúng ta cho tín hiệu đi qua thiết bị audio, thì kết quả đầu ra không bao giờ bằng tín hiệu gốc. Do đó, người chơi nên chú ý các linh kiện, thiết bị trong hệ thống, loại bỏ nhưng thiết bị điện tử không thực sự cần thiết và thêm các thiết bị hỗ trợ giữa người nghe và âm nhạc.
Cũng có một nguy cơ tiền ẩn khác, đó là khi tiêu chuẩn về âm thanh theo đôi tai của bạn đã được nâng đến mức mà ở đó các thiết bị audio không đáp ứng được những chuẩn này thì bạn không thể thưởng thức âm nhạc trọn vẹn. Điều quan trọng là không thể để mong muốn trở thành audiophile cản trở thú vui thưởng thức âm nhạc của bạn vì bất kỳ lý do nào!
Một trong những khó khăn lớn nhất của nghe thẩm định là tìm ra ngôn từ phù hợp để mô tả những cảm nhận và trải nghiệm trong quá trình nghe.
Vốn từ mô tả những phẩm chất âm thanh không chỉ cần thiết trong việc truyền đạt lại những gì nghe được cho người khác mà còn giúp người chơi tự ghi nhận và thấu hiểu với những trải nghiệm của bản thân. Bài viết này đề cập đến những khái niệm và vốn từ vựng dùng để mô tả phẩm chất âm thanh của thiết bị audio.
Trước khi mô tả từng khái niệm cụ thể, chúng tôi muốn độc giả nắm được hệ thống thuật ngữ dùng để mô tả dải tần âm thanh. Dải tần số âm thanh mà tai người nghe thấy trải dài trên 10 quãng tám bắt đầu từ 16Hz đến 20kHz, có thể chia thành một số vùng cụ thể theo bảng dưới đây.
Dải tần |
||
Giới hạn dưới (Hz) |
Giới hạn trên (Hz) |
Mô tả |
16 |
40 |
Deep bass (Bass sâu) |
40 |
100 |
Mid bass (Bass trung) |
100 |
250 |
Upper bass (Bass cao) |
250 |
500 |
Lower Midrange (Trung trầm) |
500 |
1.000 |
(Middle) Midrange (Trung) |
1.000 |
2.000 |
Upper Midrange (Trung cao) |
2.000 |
3.500 |
Lower Treble (Treble thấp) |
3.500 |
6.000 |
Midle Treble (Treble) |
6.000 |
10.000 |
Upper Treble (Treble cao) |
10.000 |
20.000 |
Top Octave (Quãng tám cao nhất) |
> SỰ CÂN BẰNG VỀ GIỌNG (TONAL BALANCE)
Khía cạnh đầu tiên trong màn trình diễn âm nhạc của mỗi thiết bị mà người nghe cần lưu tâm là sự cân bằng về chất giọng, sự hài hòa cân bằng giữa âm bass, mid hay treble của thiết bị đạt đến mức nào. Nếu âm thanh có xu hướng nhiều treble, có thể gọi là thiết bị thiên sáng. Nếu âm bass lấn át các dải khác, thiết bị đó được coi như có chất tiếng nặng. Ngược lại, nếu có quá ít âm bass, có thể coi thiết bị đó mỏng tiếng, nhẹ bass hoặc thiên cao. Sự cân bằng về giọng của thiết bị audio đặc biệt có ý nghĩa, thường ảnh hưởng lớn đến âm điệu của nó.
>ÂM HÌNH (OVERALL PERSPECTIVE)
Thuật ngữ âm hình mô tả khoảng cách hiện hữu giữa người nghe và âm nhạc. Âm hình chủ yếu thể hiện khoảng cách giữa người trình diễn với microphone. Tuy nhiên, nó cũng chịu ảnh hưởng của các thiết bị tái tạo trong hệ thống. Một số thiết bị khiến màn trình diễn như được đẩy lên phía trước, hướng đến người nghe. Trong khi đó, một số thiết bị khác, lại có xu hướng kéo lùi sân khấu lại phía sau. Thiết bị có âm hình tiến thể hiện âm nhạc ở phía trước cặp loa, sản phẩm có âm hình lùi thể hiện âm nhạc hơi lùi về phía sau loa.
Một số thuật ngữ khác cũng được sử dụng để mô tả âm hình. Ví như từ khô (dry) thường dùng để mô tả âm thanh thiếu độ vang và không gian, nhưng cũng có thể hiểu được nếu ám chỉ âm hình hơi tiến. Một số cụm từ khác có thể dùng để mô tả âm hình tiến như: trực tiếp (immediate), sắc tiếng (incisive), tấn công (aggressive), chói lọi (vivid)… Những thuật ngữ đi kèm với âm hình lùi thường được dùng như: dịu (easygoing), nhẹ nhàng (gentle)…
> TIẾNG TREBLE
Tiếng treble hay là yếu tố không thể thiếu trong hệ thống tái tạo âm nhạc chất lượng cao. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều sản phẩm audio xuất sắc lại không thể thỏa mãn yêu cầu về nhạc tính bởi sự yếu kém trong phần trình diễn tiếng treble.
Những đặc tính của tiếng treble mà người chơi audio muốn tránh được thể hiện qua những thuật ngữ như: sáng (tươi), rối, tiến, tấn công, cứng, giòn, sắc, khô, nhợt, chuội, chói, đanh, rít, sạn…
Thiết bị audio có tiếng treble với những đặc điểm trên thường khiến người nghe cảm thấy không thoải mái trong quá trình nghe nhạc. Khi đó, người nghe có cảm giác như tiếng treble không hòa nhập với màn hòa âm tổng thể của bản nhạc,, mà tách rời “một mình một điệu”. Trong trường hợp này, người nghe sẽ nhận biết tiếng treble như một thực thể riêng biệt mà không còn là yếu tố cấu thành nên âm nhạc. Một số nguyên nhân chính gây ra vấn đề trên như: chất lượng của loa tweeter (loa treble) trong cặp loa, phòng nghe bị dội âm (cao) quá nhiều, các thiết bị nguồn digital (thường là đầu đọc CD), pre-ampli, ampli công suất, dây dẫn và nguồn điện bẩn, nhiễu.
Những thuật ngữ được liệt kê sau đây thường dùng để mô tả tiếng treble hay như: mượt, ngọt, êm, mịn, nhẹ, dịu… Khi tiếng treble trở nên quá mượt, người ta thường sử dụng từ ướt át hay ủy mị để chỉ âm thanh của thiết bị. Có thể hiểu, những thuật ngữ như “mượt, ngọt và mịn” được sử dụng như sự khen tặng. Ngược lại, “ướt át, ủy mị” cho thấy tiếng treble đã vượt quá giới hạn cân bằng và thiết bị đã trở nên sai âm.
Những thiết bị có chất tiếng nhạt, đơn điệu, chậm, dày, hẹp và thiếu chi tiết thường có tiếng treble vượt quá mức mượt mà cần thiết. Một số thiết bị khác lại khiến màn trình diễn âm nhạc thiếu sức sống, không gian, độ mở, sự dàn trải nếu tiếng treble quá mềm. Khi đó, âm nhạc chỉ được tái tạo trong phạm vi hẹp, thiếu độ mở và độ lớn.
Không gian của quãng tám cao nhất thể hiện sự (gần như) không có giới hạn trong độ mở của tiếng treble, khiến người nghe như thấy được lớp không khí bao bọc xung quanh mỗi âm thanh nghe thấy từ nhạc cụ và giọng hát. Những hệ thống không tái tạo được quãng tám cao nhất thường không thể hiện được độ chi tiết của không gian âm nhạc.
Tiếng treble hay nhất giống với âm nhạc thực nhất. Để đạt tới điều này, tiếng treble phải giàu năng lượng. Ví như tiếng cymbal thật nghe rất mạnh mẽ mà không sạn hay bị khô. Âm thanh tái tạo chỉ được gọi là thành công khi loại bỏ những âm thanh mà trong nhạc sống không có. Hơn thế, tiếng treble phải là yếu tố cấu thành và hài hòa với tổng thể âm nhạc chứ không phải là thứ tiếng ồn ở dải tần cao khiến người nghe khó chịu.
Khác với cách nghe nhạc thông thường nhằm giải trí hay thư giản, một audiophile thực thụ phải biết cảm thụ, phân tích chất lượng của một dàn âm thanh để đánh giá được cụ thể cái “Hay”, “Dở” của từng thiết bị.
Tạo hóa đã ban cho đôi tai con người với khả năng nghe, cảm nhận âm nhạc tinh xảo và nhạy cảm hơn bất kỳ một thiết bị, máy móc hiện đại nào.
Tuy nhiên, hầu hết chúng ta có thể so sánh được sự khác biệt giữa một âm thanh hay và một âm thanh không hay. Để chỉ ra được chính xác một thiết bị âm nhạc trình diễn hay ở điểm nào? Và dở ở điểm nào? Điều đó thật không đơn giản, nó thuộc về “qúa trình khổ luyện” của mỗi cá nhân.
Một người có khả năng cảm nhận và đánh giá âm nhạc càng chính xác, đồng nghĩa với thời gian người đó dành cho việc nghe nhạc càng nhiều.
Những Khó Khăn Thường Gặp Trong Quá Trình Nghe
Thật không đơn giản chút nào để trở thành một người nghe nhạc “ có đẳng cấp”, thậm chí nhiều người nghe nhạc rất thường xuyên nhưng vẫn không phân biệt được thế nào là “nghe nhạc giải trí” và “nghe nhạc cảm thụ”.
Vấn đề lớn nhất của chúng ta là tìm ra được những từ ngữ, thuật ngữ thật đúng và chính xác để diễn đạt những cảm nhận của mình bằng lời khi muốn phê bình hay đánh giá chất lượng của âm nhạc.
Không Gian trong Âm Nhạc
Không Gian trong âm nhạc được khái niệm là khoảng cách giữa âm nhạc đến tai người nghe, điều này khác hẳn khoảng cách đặt các thiết bị và vị trí người nghe. Một số phòng thu có thiết bị và công nghệ thu âm có thể cho ra các CD nhạc có hiệu ứng âm thanh làm cho người nghe cảm giác âm nhạc thật gần gũi và luôn có xu hướng đi về phía trước. Tuy nhiên, một số thiết bị âm thanh cũng có khả năng tạo ra được những hiệu quả âm thanh tương tự Điển hình là một số mẫu loa có thể cho người nghe cảm giác âm nhạc phát ra từ không gian sâu thẳm phía sau loa hay ngược lại âm nhạc như đang lơ lửng trước mặt.
Âm Sắc
Đặc điểm nổi bật và dễ nhận biết nhất khi đánh giá chất lượng trình diễn của một thiết bị âm nhạc đó chính là Âm Sắchay còn gọi là nhạc tính của ba dãy âm tần Bass, Mid, Treble.
Điều này được giải thích qua ví dụ cụ thể như sau:
Khi nghe một đoạn nhạc ở dãy âm tần cao, tiếng Treble thể hiện nổi bật, vượt trội hơn so với những âm tần khác ta sẽ nói bộ dàn này có tiếng Treble Tươi hay Sáng. Trái lại khi âm Treble bị chìm, mờ nhạt ta gọi là Treble Đục, Mờ…
Đối với âm Bass khi nghe ta có cảm giác tiếng Bass lấn lướt, át đi những âm tần khác ta gọi Bass Dày,Chắc…Nếu âm Bass quá ít hay thiếu trường hợp này là Bass Mỏng, Yếu, Thiếu Lực…
Tương tự vậy, âm Mid sẽ được gọi là rõ ràng hay Chi Tiết,…Khi dãy trung âm được thể hiện rõ ràng, sắc nét.
Tóm lại Sự Cân Bằng Âm Sắc là yếu tố cơ bản nhưng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, có thể làm nền tảng để người nghe dựa vào đó mà cảm nhận, phê bình hay đánh giá chất lượng Hay, Dở của âm nhạc.
Âm Treble
Tiếng Treble được cho là nền tảng tạo ra chất lượng âm thanh hay, điều này quan trọng đến nỗi nhiều thiết bị âm nhạc đắt tiền, cao cấp nhưng vẫn bị cho là tầm thường vì thể hiện âm Treble không xuất sắc.
Thật vậy, một khi âm Treble được tái tạo “không đạt tiêu chuẩn” rất dễ khiến người nghe có cảm giác căng thẳng, khó chịu, làm giảm đi rất nhiều giá trị của âm nhạc.
Một vài thiết bị âm thanh như đầu phát CD hay Ampli thể hiện dãy cao tần quá thừa dẫn đến tình trạng tiếng Treble bị “chói”, trường hợp này khi nghe giọng ca sĩ ta sẽ thấy rõ ở cuối mỗi câu nhạc có kéo theo đuôi nhiều chữ “ssss”,hay “sssshhhh”.
Khi âm Treble được tạo ra ở tần số từ 5kHz đến 20kHz sẽ cho chất âm “khô”, tiếng treble như thiếu không khí.
Treble quá nhiều chất “ Kim “ sẽ làm méo tiếng, âm nhạc sẽ mất đi tính trung thực.
Âm Mid
Gordon Holt – Cha đẻ của bộ môn đánh giá thiết bị âm nhạc đã từng phát biểu: “ Không có tiếng Mid âm nhạc không là gì cả”.
Âm Mid thật sự quan trọng như thế sao?
Từ ngàn xưa, khi con người còn chưa biết đến âm nhạc là gì thì tiếng Mid đã tồn tại, đó là những âm thanh quen thuộc quanh chúng ta như: Tiếng nói của con người, tiếng xạc xào của cây lá, tiếng kêu của muông thú…
Tai người nhạy cảm nhiều với Âm Mid và Treble thấp ( Lower Treble) hơn là với Âm Bass. Thông thường chúng ta cảm nhận âm thanh tốt nhất ở dãy tần từ 800 Hz đến 3kHz.
Điều thú vị mà hiếm khi những người nghe nhạc quan tâm đó là hầu hết năng lượng của âm nhạc đều tập trung ở tiếng Mid.
Âm Mid cũng góp phần tạo nên hiệu ứng về “màu sắc” cho âm nhạc.
Ví dụ sau đây sẽ chỉ rõ cho chúng ta cách cảm nhận “màu sắc” tiếng Mid: Khi ta nắm bàn tay lại tạo thành hình dáng như một chiếc cốc, sau đó đặt tay lên miệng và thử hát một đoạn nhạc, vừa hát vừa đóng và mở bàn tay. Lúc này ta sẽ có cảm giác giọng hát của mình có sự thay đổi, lúc to lúc nhỏ, khi lên cao khi xuống thấp ( về cường độ và tần số ), sự biến đổi này được gọi là “Màu Sắc” của tiếng Mid.
Khi đã hiểu rõ bản chất của sự thay đổi và biết cách tập trung nghe một cách hợp lý, nhất định chúng ta sẽ cảm nhận được đầy đủ cái “hồn” của tiếng Mid trong âm nhạc, qua đó sẽ đánh giá đúng và chính xác dãy âm tần này.
Những vấn đề hay gặp phải đối với âm Mid trong qúa trình nghe nhạc:
- Giọng ca sĩ run rẩy như đang bị cảm lạnh.
- Giọng ca sĩ như phát ra từ mũi.
- Giọng ca sĩ bị méo…
Phần lớn những rắc rối xảy ra với âm Mid đều bắt nguồn từ loa, do đó khi thẩm định chất âm Mid của một bộ dàn âm thanh chúng ta nên quan tâm nhiều đến loa hơn là những thiết bị khác.
Tuy nhiên những thiết kế loa gần đây, đặc biệt là những sản phẩm loa Hi-end hầu như đã giải quyết được những trục trặc này.
Vẫn còn một đặc điểm khá quan trọng mà người nghe nên nắm rõ khi nghe âm Mid, đó chính là độ “ nhuyễn” của nhạc cụ. Độ Nhuyễn này không phải là âm thanh ta nghe được khi các nhạc cụ trình diễn mà là cái nền tổng quát khi chúng phối hơp với nhau.
Khi độ “nhuyễn” đạt đến mức cao nhất sẽ cho âm sắc của nhạc cụ thật hài hòa và tinh tế.
Âm Mid quá mỏng hay quá cứng sẽ tạo ra chất Mid thô ( từ chuyên môn gọi là Chát). Hiện tượng này dễ nhận thấy mỗi khi ca sĩ nhấn giọng, tiếng Saxophone dở cũng thường cho kết quả tương tự.
Tiếng Mid được cho là “đạt tiêu chuẩn” khi người nghe có cảm giác dãy âm tần này ấm áp, rõ ràng và chi tiết.
Âm Bass
Trong âm nhạc tiếng Bass là dãy âm tần dễ nhận biết nhất nhưng cũng thường bị đánh giá sai nhiều nhất. Nhiều người vẫn hay lầm tưởng rằng tiếng Bass càng nhiều, càng hùng hồn là Bass hay. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn trái ngược, Bass nhiều và mạnh mẽ chưa hẳn đã hay.
Chúng ta nghe âm Bass là để cảm nhận cái hay, nét tinh tế và chất lượng chứ không đơn thuần chỉ nghe số lượng nhiều ít của Bass bởi tiếng Bass khi được tái tạo trung thực sẽ mang đến cho âm nhạc rất nhiều màu sắc và cảm xúc.
Thật ra mà nói, tiếng Bass là cái sườn của giai điệu và nhịp điệu trong âm nhạc.Nhưng không may, rất khó để tái tạo hoàn hảo dãy âm tần này bởi vì tiếng Bass phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Phòng nghe, Ampli, Loa, Dây truyền dẫn tín hiệu …thậm chí cả nguồn phát nhạc.
Vấn đề phổ biến nhất thường gây ảnh hưởng đến chất lượng âm Bass là “Bass thiếu lực”, “ Bass thiếu chiều sâu”. Điều này khiến người nghe có cảm giác tiếng Bass cụt ngủn, chậm chạp, kéo theo nền nhạc chìm xuống, thiếu đi sức sống và nhạc tính.
- Những thuật ngữ mô tả âm Bass hay: chặt chẽ, sạch, chính xác, chắc, nhanh,có lực, rõ ràng, căng, có chiều sâu…Tiếng Bass hay được ví như chiếc lò xo âm nhạc đang căng đầy, luôn bật ra được những âm thanh mạnh mẽ, sống động.
- Những thuật ngữ dành cho âm Bass dở: mỏng, ngắn, rỗng,chậm chạp, thiếu lực, nặng nề…
Một số thiết bị âm nhạc cao cấp có thể đưa tần số dãy âm trầm xuống đến 35Hz, ở tần số này các chi tiết của âm Bass hầu như được tái tạo hoàn hảo, người nghe sẽ cảm nhận được độ rộng mở và chiều sâu của tiếng Bass một cách tốt nhất.
Âm Hình
Âm hình được khái niệm là “hình ảnh được tái tạo” của âm nhạc mà người nghe “nhìn thấy được” trong quá trình cảm thụ.
Khi đứng trước một dàn thiết bị âm thanh đã được phối ghép hoàn chỉnh, hãy nhắm mắt lại và tập trung cao, tưởng tượng như mình đang có mặt trong một phòng hòa nhạc. Chúng ta sẽ “nhìn thấy được” hình ảnh, vị trí của ca sĩ và từng nhạc cụ đang trình diễn.
Tại sao có điều kì lạ như vây?
Đây chính là kết quả của hiệu ứng chiều sâu và chiều rộng trong không gian âm nhạc kết hợp với kỹ thuật thu âm hoàn chỉnh.
Trong tất cả những cách thức tái tạo âm nhạc thì “ tái tạo âm hình” được xem là thú vị nhất. Thử nghĩ về điều này, khi chúng ta ngồi nghe một bài nhạc, ta cảm nhận được tiếng Violon phát ra từ vị trí bên trái, tiếng kèn Saxophone đi từ bên phải, đàn Piano văng vẳng phía sau, giọng ca sĩ như đong đưa trước mặt… Cảm giác giống như đang ngồi trước một sân khấu nhạc sống và đối diện với ban nhạc bằng xương bằng thịt vậy.
Diễn giải cho quy trình hình thành âm hình như sau:
Khi một bộ dàn thiết bị âm thanh hoạt động sẽ truyền tải 2 dòng điện tín hiệu đến loa, tại đây 2 loa sẽ thực hiện nhiệm vụ tái tạo dòng tín hiệu này và truyền đến tai người nghe.
Sau khi tiếp nhận nguồn tín hiệu âm thanh, nảo của chúng ta sẽ tiến hành giải mã và phân chia dãy âm tần này thành nhiều tần số khác nhau. Thật ra, mắt không hề nhìn thấy hình ảnh hay chiều sâu của âm nhac, âm hình được tạo ra từ nảo dựa trên nền âm nhạc thông qua trí tưởng tượng phong phú và những hiệu ứng âm học mà ra.
Các thiết bị âm thanh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng âm hình. Một số thiết bị có thể làm không gian của âm hình bị co lại, thiếu đi chiều sâu và độ rộng mở ( ta gọi là âm hình có biên độ cạn,hẹp). Số khác có khả năng khuyếch đại biên độ của âm hình lên cao hơn.
Chi Tiết Âm Nhạc
Nói đến chi tiết là nói đến nét tinh xảo của âm nhạc. Ví dụ khi nghe nhạc chúng ta cảm nhận được sự tinh tế về đường nét, cấu trúc âm sắc của một nhạc cụ, đó chính là ”chi tiết”.
Một bộ dàn trình diễn tạo ra đươc nhiều “chi tiết” âm nhạc sẽ mang đến cho người nghe nhiều cảm xúc, âm nhạc sẽ nhiều màu sắc và tình cảm hơn.
Một số thiết bị Audio đã “phóng đại” chi tiết của âm nhạc lên nhiều quá sẽ làm cho nền âm thanh mang nét giả tạo, không trung thực. Điều này khiến cho âm nhạc có vẻ “kích động”, gây cho người nghe cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
Nền âm nhạc thiếu chi tiết sẽ kéo theo tiếng Treble mất đi độ tươi sáng, âm sắc của nhạc cụ sẽ chìm hẳn và thiếu sinh động.
Nhịp điệu và tiết tấu
Nhịp điệu và tiết tấu đóng vai trò là “ nguồn cảm hứng “ trong âm nhạc. Điệu Blue hay Slow Rock chậm buồn tha thiết sẽ khiến người nghe lắng đọng cảm xúc, một bài nhạc với nhịp điệu Tango, tiết tấu nhanh, dồn dập, sẽ cuốn hút người nghe hòa mình vào trong thế giới của âm thanh, thôi thúc cơ thể chúng ta phải lắc lư, cử động theo từng nốt nhạc.
Như đã nói ở phần trên, nhịp điệu và tiết tấu được hình thành dựa trên nền của âm Bass. Do vậy, một người am hiểu về âm nhạc chỉ cần nghe loáng thoáng vài tiếng “ xập xình” của âm Bass cũng đủ nhận ra bài nhạc đang được thể hiện ở tiết điệu gì?.
Nhip điệu và tiết tấu cũng phụ thuộc nhiều vào các thiết bị âm thanh . Một bộ dàn trình diễn hay sẽ khiến cho nhịp điệu trở nên lả lướt và hấp dẫn hơn, trái lại những thiết bị tầm thường sẽ làm cho nhịp điệụ nặng nề, chậm chạp, âm nhạc sẽ mất đi sinh khí vốn có.
Quy Trình Thẩm Định Âm Nhạc
Sau khi đã nắm rõ được những từ ngữ, thuật ngữ chuyên dụng, hiểu thấu bản chất của âm nhạc và những yếu tố quyết định đến chất lượng âm thanh, giờ đây chúng ta đã có đủ cơ sở lí thuyết vững chắc để có thể bắt đầu một quy trình thẩm định âm nhạc.
Trước khi bắt đầu chúng ta hãy để cho tinh thần thật thoải mái, đầu óc trống rỗng, hoàn toàn không có gì ngoài âm nhạc.
Bỏ qua tất cả những định kiến, ấn tượng không hay về tên thương hiệu, giá cả của thiết bị để bước vào thế giới âm nhạc bằng một tâm lý thật công bằng và khách quan.
Quy luật đầu tiên để thẩm định chất lượng âm thanh của một bộ dàn là chỉ thay đổi từng thiết bị một.
Ví dụ để so sánh chất âm giữa hai Pre Amplifier bắt buộc ta phải sử dụng cùng chung một Nguồn phát nhạc, Dây tín hiệu, Dây nguồn, Ampli, Loa, Phòng nghe…Như vậy thì việc đánh giá của chúng ta sẽ chính xác và khách quan hơn.
Quy luật tiếp theo là phải giữ cùng một mức âm lượng khi so sánh hai thiết bị với nhau, bởi vì khi ta thay đổi mức âm lượng thì sẽ kéo theo sự thay đổi chất lượng của âm thanh.
Chẳng hạn khi cho thiết bị A hoạt động với mức âm lượng cao và thiết bị B với mức âm lượng thấp thì hiển nhiên thiết bị A sẽ cho chất âm mạnh mẽ, sống động hơn mặc dù cả hai đều trình diễn trên cùng một bộ dàn.
Cuối cùng, nguồn phát nhạc cũng khiến cho việc đánh giá âm nhạc mất đi độ chính xác, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thiết bị. Nên chọn những nguồn phát có chất lượng ghi âm cao, ba dãy âm tần Bass, Mid, Treble phối hợp hài hòa, như vậy các thiết bị của chúng ta mới bộc lộ hết khả năng của chúng, góp phần cho việc đánh giá âm nhạc đúng và chính xác hơn.
Những gợi ý cần thiết
Bằng cách thường xuyên nghe nhạc, xem nhiều tạp chí về Audio để tích lũy vốn kiến thức và những thuật ngữ chuyên ngành, nhất định qua thời gian chúng ta sẽ phát huy được khả năng cảm thụ và đánh giá âm nhạc tốt hơn.
Các chuyên gia trong lĩnh vực âm học có lời khuyên rằng: Bất kì thời điểm nào trong khi nghe, nếu phát hiện được những điểm ấn tượng, đặc sắc của âm nhạc chúng ta nên viết ra ngay ý kiến của mình về cảm giác đó. Dần dần những thói quen này sẽ phát triển thành kinh nghiệm, đến một lúc nào đó, đứng trước một dàn âm thanh chúng ta sẽ có đủ cơ sở lí thuyết để đánh giá một cách chính xác từng thiết bị trình diễn hay ở điểm nào, dở ở điểm nào và tại sao thiết bị này hay, thiết bị kia lại dở…
Tóm lại có những quy định mà người nghe cần nắm rõ trong một quy trình thẩm định âm nhạc.
- Sử dụng cùng một nguồn âm nhạc
- Khi cần so sánh hai thiết bị với nhau chỉ thay đổi mỗi lần một thiết bị trong cùng một bộ dàn
- Giữ mức âm lượng cố định
- Quy tắc test để so sánh hai thiết bị A /B / A
- Sử dụng nguồn nhạc quen thuộc, có chất lượng ghi âm cao.
- Chọn thể loại nhạc thể hiện tốt ba dãy âm tần Bass, Mid , Treble.
Thảo luận về Audiophile - Hãy "lắng" để "nghe" thật nhiều